Tiểu sử Nữ vương Yoshiko

Nữ vương Yoshiko là con gái thứ mười hai và là con gái út của Vương tước Taruhito với thị nữ Ando Kiyoko. Thuở nhỏ và trước khi được gả đến thành Edo, bà được gọi bằng ấu danh là Đăng Mỹ Cung (登美宮, Tomi no miya?). Sau khi chồng qua đời, bà được ban pháp danh là Trinh Phương Viện (貞芳院, Teihoin?), về sau bà được mọi người tôn kính gọi bằng thụy hiệu là Văn Minh Phu nhân (文明夫人, Bummei fujin?) khi bà qua đời vào năm 1893 ở tuổi 89 tại Tokyo. Bà được an nghỉ tại đền Zuiryusan, ngôi đền riêng của gia tộc Mito ở tỉnh Ibaraki.[1]

Một trong những chị gái của bà là Nữ vương Takako, đã kết hôn với vị tướng quân thứ mười hai là Tokugawa Ieyoshi, và những người khác đã kết hôn với các lãnh chúa, một người là vợ của lãnh chúa Asano Narikata của lãnh địa Hiroshima, một người làm dâu cho gia tộc Mori cai trị lãnh địa Chōshū.[2] [3] Năm 1830, năm 27 tuổi, Nữ vương Yoshiko đính hôn với Nariaki, khi ấy đã 37 tuổi và vừa trở thành người thừa kế tước vị Lãnh chúa. Nữ vương Takako, chị gái của Yoshiko là vợ của Tướng quân, được cho là đã sắp xếp cuộc hôn nhân này cho bà, và bà đã ghi chép về nhận xét của Thiên hoàng Ninkou rằng gia tộc Mito đã nổi danh cả về chính trị lẫn giáo dục kể từ khi vị Lãnh chúa tiền nhiệm của Nariaki vẫn đang tại vị. Gia tộc Mito cũng được nhiều người biết tới với việc ủng hộ chế độ phong kiến trong nhiều thế hệ, và Thiên hoàng đã sắp xếp cho quận chúa Yoshiko kết hôn với một lãnh chúa trung thành với chế độ phong kiến.[4]

Khi Nữ vương Yoshiko được gả đến Edo với thân phận mới là vợ của một samurai, bà đã mặc trang phục truyền thống của hoàng thất trong nhiều tuần sau khi kết hôn: bà đã mặc và chụp một bức chân dung khi đang mặc áo choàng Kosodehakama. Trong một bức thư được đi kèm với bức chân dung đó, Nariaki chỉ gọi vợ mình là Yoshiko chứ không kèm theo tước hiệu của bà trong Hoàng thất trước khi kết hôn hay những cái tên khác. Nariaki có bốn người vợ, họ đã sinh cho ông 37 người con, và Yoshiko đã hạ sinh người con trai đầu tiên cho ông (ja), bà cũng đã sinh hạ người con trai thứ bảy, tức Tướng quân Tokugawa Yoshinobu sau khi một đứa con của bà chết non, về sau bà đã sinh hạ người con gái út của Nariaki.

Yoshiko được biết đến là người thông thạo các bộ môn nghệ thuật, đặc biệt là bà vô cùng xuất sắc về thư đạo với việc sáng tác những bài thơ waka truyền thống của Nhật Bản cũng như về bộ môn thư pháp gia truyền của gia tộc Arisugawa. Thêu thùa và chơi đàn koto và đàn hichiriki là một trong những thú vui tao nhã của bà, [lower-alpha 1] low [lower-alpha 2] Sau khi bà chuyển từ vùng Mito đến sống ở Thành Edo, bà thường câu cá dưới dòng sông trong lâu đài.[6]

Vì vốn là em dâu của Ieyoshi, vị tướng quân đời thứ mười hai và từng là một công chúa hoàng gia, những vị chức sắc có thứ bậc cao hơn bao gồm Ii Naosuke và những người ủng hộ ông trong Thành Edo được cho là sẽ để mắt đến bà nếu bà sẽ trở thành cố vấn cho Tướng quân và Thiên hoàng và đưa ra lời khuyên cho họ về các vấn đề chính trị. [lower-alpha 3] Trong khi đó, Nariaki bị buộc tội tham gia phong trào lật đổ chế độ Mạc phủ trong cuộc thanh trừng Ansei, sau đó ông đã bị giam giữ vĩnh viễn ở Mito vào năm 1859, và phải mất ba tháng để được sự đồng ý từ chính quyền cho phép ông chuyển từ Edo đến sống ở Mito. Năm sau, Nariaki qua đời. Yoshiko theo phong tục của một góa phụ samurai thời đó, bà quyết định xuống tóc quy y với pháp danh Trinh Phương Viện (貞芳院, ?).